Bài này phân loại lấy dấu phục hình, hướng dẫn các bước cơ bản trong quá trình lấy dấu phục hình implant nha khoa

Hình này thể hiện toàn bộ cấu trúc của một răng implant loại phố biến nhất.
Có hai phương pháp lấy dấu phục hình chính: Lấy dấu trực tiếp và lấy dấu gián tiếp
A. Lấy dấu trực tiếp:
A.1. Vật tư và dụng cụ cần chuẩn bị: Abutment cá nhân hoặc có sẵn, Tay vặn phục hình, thước vặn có chia lực torque, cavinton hoặc eugenat để bịt lỗ vít, mũi khoan và tay khoan để chỉnh sửa abutment, thìa và silicon lấy dấu, thạch cao để đổ mẫu
Abutment có sẵn hoặc abutment cá nhân được lắp lên implant ở giai đoạn làm phục hình ( Có thể là 03 tháng sau cấy implant hoặc ngay sau cấy nếu implant đủ điều kiện chịu lực tức thì ). Abutment được lắp vào implant đúng khớp chống xoay và xiết tới lực phục hình, mài điều chỉnh chiều cao để đạt được độ lưu như cùi răng
A.2 Các bước thao tác
a. Abutment được lắp vào implant.

Chú ý lựa chọn Abutment phù hợp với chiều cao lợi ở vị trí phục hình
Chú ý lựa chọn Abutment phù hợp với đường kính cổ răng ở vị trí phục hình

Abutment cá nhân bằng Zirconia được lắp vào implant vị trí R1.1

Chỉnh sửa Abutment có sẵn trước khi lấy dấu
Che kín lỗ abutment bằng Cavinton hoặc Eugenat trước khi lấy dấu ( Lấy dấu giống như việc lấy dấu cho cùi răng tự nhiên ) Đổ mẫu và gửi chuyển qua bước sản xuất phục hình răng.

Abutment sẵn sàng cho việc lấy dấu trực tiếp.
Ưu điểm của phương pháp lấy dấu trực tiếp: Đơn giản, dễ thao tác về mặt kỹ thuật và vật tư thiết bị liên quan
Nhược điểm của phương pháp lấy dấu trực tiếp: Đường hoàn tất của phục hình thường bị mô lợi che khuất khi lấy dấu nên việc sản xuất phục hình thường không đạt được mức độ khít sát lý tưởng khi lắp lên abutment. Chỉ nên lựa chọn phương pháp lấy dấu này cho các răng hàm, implant được lắp healing to trong giai đoạn tích hợp xương, người được lắp răng có chiều cao lợi vùng cấy implant mỏng đủ để chất lấy dấu tiếp xúc được với đường hoàn tất của abutment ở bước lấy dấu.
B. Lấy dấu gián tiếp
Có hai loại lấy dấu gián tiếp là Lấy dấu khay kín và lấy dấu khay hở ( thìa lấy dấu phải được đục lỗ ) Có sự phân chia này bởi cấu tạo khác nhau của loại coping dùng để lấy dấu.
B.1 Lấy dấu gián tiếp khay kín
B.1.1.
Vật tư và dụng cụ cần chuẩn bị: Abutment cá nhân hoặc có sẵn, Tay vặn phục hình, thước vặn có chia lực torque, copping lấy dấu khay kín, Analog, thìa và silicon lấy dấu, thạch cao để đổ mẫu
B.1.2. Các bước thao tác
B.2.1 Các bước thao tác của kỹ thuật lấy dấu khay kín.
B.2 Lấy dấu gián tiếp khay hở
B.2.2.
Vật tư và dụng cụ cần chuẩn bị: Abutment cá nhân hoặc có sẵn, Tay vặn phục hình, thước vặn có chia lực torque, Copping lấy dấu khay hở, thìa lấy dấu có đục lỗ ở vị trí tương ứng với vị trí cần lấy dấu, silicon lấy dấu.
Copping trong phương pháp lấy dẫu gián tiếp khay hở này sẽ nằm cố định trong thìa silicon lấy dấu, gửi thìa silicon này cho lab để làm tiếp giai đoạn sản xuất phục hình răng sứ.
Ưu điểm của lấy dấu gián tiếp: Lấy dấu gián tiếp dần trở thành một bước thường quy trong giai đoạn làm phục hình trên implant bởi những ưu điểm hơn hẳn so với lấy dấu trực tiếp, lấy dấu gián tiếp nên làm ở mọi trường hợp có thể, đặc biệt là ở vùng răng cửa có yêu cầu thẩm mỹ cao. Viền phục hình được làm trên hàm copy bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp đạt được độ khít sát tối ưu với đường hoàn tất trên abutmnet giúp giảm tỉ lệ viêm quanh implant trong quá trỉnh sử dụng. Lấy dấy gián tiếp giúp bác sĩ và kỹ thuật viên phục hình chủ động kiểm soát, lựa chọn abutment và điều chỉnh được đường kính đường hoàn tất, kích thước Emergence profile khi lắp phục hình. Kết quả cuối cùng là giúp bệnh nhân nhân được một phục hình thẩm mỹ, sinh học và bền tốt hơn so với lấy dấu bằng phương pháp lấy dấy trực tiếp.
Nhược điểm: Bác sĩ cần có nhiều kinh nghiệm về phục hình trên implant, Lab chuyên về sản xuất phục hình trên implant, cần nhiều vật tư và phụ kiện hơn so với phương pháp lấy dấu gián tiếp.
C. Lấy dấu bằng thiết bị Body scanner và Máy oral scanner:
Bác sĩ Nguyễn Cao Thắng-Hn 9th.Dec.2016